Hướng dẫn tập tư thế Vặn mình đúng cách

Tư thế vặn mình trong yoga là một trong những động tác yoga phổ biến, vừa giúp tăng cường sức khỏe cột sống, vừa mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và tinh thần. Trong bài viết này, hãy cùng IGA tìm hiểu chi tiết về tư thế vặn mình trong yoga, cách thực hiện, những lưu ý và các biến thể giúp bạn đa dạng hóa bài tập yoga mỗi ngày. 

Tư thế vặn mình trong yoga là gì?

Tư thế vặn mình trong yoga (tiếng Phạn: Ardha Matsyendrasana) là tư thế yoga trong đó phần thân trên được xoay nhẹ sang một bên, tạo sự giãn nở và kích thích sâu vào các cơ quan nội tạng. Tư thế này còn được gọi là tư thế nửa chúa cá trong tiếng Việt.

Tư thế Vặn mình là gì

Tư thế vặn mình trong yoga là gì

Tư thế vặn mình trong yoga thường xuất hiện trong các buổi tập yoga từ cơ bản đến nâng cao nhờ khả năng hỗ trợ cơ thể phục hồi, giải tỏa căng thẳng và tăng cường khả năng tập trung.

Hiệu quả mang lại của tư thế vặn người

Với tư thế xoay người, người tập sẽ cảm nhận sự co giãn và linh hoạt của cột sống. Dưới đây là một số lợi ích khi thực hiện tư thế vặn mình trong yoga thường xuyên:

Tăng độ linh hoạt cho cột sống

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất để kéo giãn và tăng độ linh hoạt cho cột sống. Khi thực hiện động tác vặn, các đốt sống được kích thích chuyển động nhẹ nhàng, giúp giảm tình trạng cứng khớp, đau mỏi vùng lưng, đặc biệt là lưng dưới. Đây là tư thế lý tưởng cho những người thường xuyên phải ngồi làm việc lâu hoặc ít vận động.

Kích thích tiêu hóa

Tư thế vặn mình trong yoga giúp tăng cường khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi Vặn mình, động tác tạo ra áp lực lên vùng bụng, kích thích các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột và gan hoạt động hiệu quả hơn. 

Tư thế xoay người giúp kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Tư thế xoay người giúp kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn. 

Nhờ đó, quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất được cải thiện rõ rệt, đồng thời giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi hay khó tiêu.

Thư giãn hệ thần kinh

Động tác vặn mình giúp làm dịu hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng, lo âu và mang lại cảm giác an yên. Vì thế, tư thế vặn mình trong yoga thường được đưa vào cuối buổi tập như một cách để kết thúc nhẹ nhàng, thư thái.

Tăng tuần hoàn máu

Khi cơ thể thực hiện động tác xoắn, máu được đẩy ra khỏi các cơ quan nội tạng và nhanh chóng được bơm trở lại khi quay về tư thế trung tâm. Quá trình này giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ đào thải độc tố và nuôi dưỡng các tế bào hiệu quả hơn. Nhờ đó, cơ thể trở nên khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn sau mỗi buổi tập.

Cải thiện tư thế

Tư thế vặn người giúp người tập nâng cao nhận thức về tư thế của bản thân. Việc thường xuyên tập luyện sẽ góp phần điều chỉnh lại cột sống, giảm tình trạng gù lưng hoặc nghiêng vẹo do thói quen xấu. 

Cách thực hiện tư thế vặn mình trong yoga

Để phát huy tối đa lợi ích của tư thế xoay người, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và phối hợp nhuần nhuyễn giữa chuyển động và hơi thở. Dưới đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn tập luyện tư thế này một cách an toàn và hiệu quả, kể cả khi bạn là người mới bắt đầu. 

tư thế vặn mình  (3).jpg

Hướng dẫn tập tư thế xoay người. 

Hãy chuẩn bị một tấm thảm yoga, không gian yên tĩnh và bắt đầu với tâm thế thư giãn nhất.

Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi ra phía trước.

Bước 2: Gập đầu gối phải, đặt bàn chân phải ở ngoài đầu gối trái.

Bước 3: Gập chân trái, đưa gót chân vào gần hông phải (hoặc có thể duỗi chân trái nếu mới tập).

Bước 4: Hít vào, giữ lưng thẳng, nâng ngực.

Bước 5: Thở ra, vặn người sang phải, tay phải đặt sau lưng chống nhẹ, tay trái đặt lên đầu gối phải để hỗ trợ xoay.

Bước 6: Giữ tư thế 30 - 60 giây, thở đều, sau đó đổi bên.

Một số lưu ý khi thực hiện tư thế xoay người

Mặc dù tư thế vặn mình trong yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, bạn có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn, đặc biệt là ở vùng lưng và cột sống. Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình luyện tập, bạn cần chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản dưới đây.

  • Luôn giữ cột sống thẳng trong suốt động tác.
  • Không xoay người quá mạnh, hãy để hơi thở dẫn dắt chuyển động.
  • Hỏi ý kiến chuyên gia trước khi tận tư thế xoay nếu bạn có vấn đề về cột sống, lưng dưới hoặc thoát vị đĩa đệm. 
tư thế vặn mình  (4).jpg

Những lưu ý khi thực hiện tư thế vặn người. 

Các biến thể của tư thế vặn mình trong yoga

Với tư thế xoay người, có nhiều biến thể với từng mục tiêu luyện tập để vừa thư giãn, tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho cột sống. Để làm mới trải nghiệm luyện tập và khai thác tối đa các lợi ích từ tư thế Vặn mình, bạn có thể thử thêm những biến thể dưới đây. 

Supta Matsyendrasana  - Vặn mình nằm

Ở biến thể này, bạn hãy nằm ngửa, sau đó đưa một chân bắt chéo qua cơ thể và xoay phần thân sang hướng ngược lại. 

tư thế vặn mình  (5).jpg

Tư thế Vặn mình nằm

Động tác này giúp kéo giãn nhẹ nhàng vùng thắt lưng, vai và hông, đồng thời giúp giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.

Parivrtta Trikonasana - Tư thế tam giác vặn

Parivrtta Trikonasana là tư thế tam giác có sự vặn xoắn ở phần thân trên, kết hợp cùng động tác kéo giãn chân. Đây là một biến thể nâng cao hơn, đòi hỏi sự cân bằng, linh hoạt và khả năng phối hợp tốt giữa hơi thở và chuyển động. 

Tư thế này giúp tăng sức mạnh cơ chân, mở rộng ngực và cải thiện khả năng thăng bằng.

tư thế vặn mình  (6).jpg

Tư thế tam giác vặn

Revolved Chair Pose - vặn mình trong tư thế ghế

Trong tư thế này, bạn bắt đầu với tư thế "ghế ngồi vô hình" (Chair Pose), sau đó vặn người sang một bên với khuỷu tay chống lên đùi đối diện. 

Đây là bài tập tuyệt vời để làm săn chắc đùi, mông và cơ bụng, đồng thời rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và tăng sức bền cho cơ thể.

Kết luận

Tư thế vặn mình trong yoga là một lựa chọn tuyệt vời trong yoga để chăm sóc cột sống, cải thiện tiêu hóa và giải tỏa căng thẳng sau một ngày dài. Dù bạn là người mới hay đã tập yoga lâu năm, đừng bỏ qua tư thế này trong chuỗi bài tập hằng ngày. Hãy luyện tập đều đặn và đúng cách để cảm nhận sự thay đổi tích cực từ bên trong!

 

 

Chia sẻ:

Bài viết liên quan