Hướng dẫn tập tư thế cánh cung giúp tăng cường sức mạnh

Với các tư thế yoga sẽ có những bài tập và lợi ích, hiệu quả khác nhau đối với người tập. Tư thế cánh cung là động tác yoga tác động trực tiếp vào phần lưng, ngực và bụng, giúp đốt cháy mỡ bụng hiệu quả. Cùng IGA tìm hiểu cách thực hiện tư thế cánh cung để đạt kết quả ưng ý. 

Tư thế cánh cung là gì?

Trong yoga, đây là một bài tập cơ bản, phù hợp với nhiều cấp độ. Tư thế này miêu tả lại hình dáng của một cánh cung, được uốn cong tự nhiên, giúp luyện tập các cơ vùng lưng và vùng ngực. 

Tư thế uốn cong cơ thể hình cánh cung.

Tư thế uốn cong cơ thể hình cánh cung. 

Tại sao nên luyện tập thường xuyên với tư thế cánh cung?

Tư thế cánh cung trong chuỗi yoga cơ bản là một trong những động tác không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt, tư thế này có thể đốt cháy mỡ bụng rất tốt bởi vì nó gập sâu phần bụng, tác động trực tiếp đến vùng cơ bụng và eo.

Dưới đây là những lợi ích nổi bật của tư thế này:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Việc kích thích các cơ quan nội tạng thông qua tư thế này giúp cải thiện quá trình chuyển hóa và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Cải thiện chức năng tiêu hóa 

Tư thế cánh cung tác động mạnh mẽ đến vùng bụng, giúp xoa bóp các cơ quan tiêu hóa. Điều này thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt và giảm tình trạng táo bón.

Tăng cường hoạt động của ruột non và ruột già

Việc kéo căng và co giãn phần bụng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn, loại bỏ độc tố và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp

Khi thực hiện tư thế này, lồng ngực được mở rộng, tăng dung tích phổi, cải thiện quá trình hô hấp, từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, hen suyễn.

Đây là động tác giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp tốt.

Đây là động tác giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp tốt. 

Chữa tật gù lưng, cong lưng

Việc uốn cong và kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh tư thế, giảm tình trạng gù lưng, cong lưng do ngồi sai tư thế lâu ngày.

Giải tỏa căng thẳng, giảm stress

Tư thế cánh cung giúp kích thích hệ thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, giảm lo âu, tăng khả năng tập trung và sự quyết đoán trong công việc, cuộc sống.

Với những lợi ích này, tư thế cánh cung xứng đáng là một phần không thể thiếu trong quá trình tập luyện yoga hàng ngày để nâng cao sức khỏe toàn diện.

Hướng dẫn cách thực hiện tư thế cánh cung

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện tư thế uốn cong cơ thể hình cánh cung đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể để bạn dễ dàng thực hiện động tác này: 

Bước 1: Chuẩn bị thảm, trang phục yoga thoải mái

Bước 2: Nằm sấp xuống thảm, trán gập xuống chạm sàn

Bước 3: Hai chân từ từ co lên về phía hông, hai tay dang ra sau, ôm lấy cổ chân. 

Bước 4: Hít thở đều

Tư thế đúng của động tác cánh cung

Tư thế đúng của động tác cánh cung

Bước 5: Đưa gót chân lên, nâng người theo hình cánh cung, cơ trọng tâm tiếp xúc với thảm tập. 

Bước 6: Giữ nguyên tư thế từ 5 - 10 giây, tùy theo sức khỏe thể lực của người tập.

Bước 5: Hạ hông xuống thảm để kéo giãn cơ thể. Trở về tư thế chuẩn bị. 

Một số lưu ý cho người mới bắt đầu tập tư thế cánh cung

Đây là động tác yoga tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm trước khi thực hiện: 

Tránh tập khi cơ thể đang gặp chấn thương

Với việc luyện tập tư thế uốn cong hình cánh cung khi cơ thể đang tổn thương sẽ gây áp lực, làm tình trạng vết thương trở nên khó lường hơn. 

Những người đã từng chấn lương lưng, vai, cổ nên chú ý, tránh thực hiện tư thế này khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. 

Chống chỉ định với phụ nữ mang thai

Động tác cánh cung yêu cầu uốn cong, sẽ tạo áp lực lên vùng bụng và lưng dưới, có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. 

4 (1).jpg

Thực hiện động tác uốn cong sẽ không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. 

Người bị huyết áp thấp nên hạn chế tập yoga cánh cung

Bài tập cánh cung có thể khiến áp lực trong cơ thể thay đổi đột ngột, dẫn đến cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng, nhất là ở những người có tiền sử huyết áp không ổn định. 

Vì vậy, khi tập luyện, người tập nên chú ý lắng nghe cơ thể và điều chỉnh nhịp thở đều đặn để tránh tình trạng này.

Tránh một số lỗi cơ bản khi thực hiện động tác

Khi luyện tập, bạn nên lưu ý, tránh dùng tay nắm lấy ngón chân, đặt hai đầu gối quá sát nhau, xoay vai quá gấp khi vươn tay về sau để nắm chân, chú ý tư thế hạ người, không nín thở, ... để tránh những chấn thương đáng tiếc. 

Tư thế cánh cung không chỉ đơn thuần là một động tác yoga cơ bản mà còn là “chìa khóa vàng” giúp cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người tập. Bằng việc tác động sâu vào vùng lưng, bụng và ngực, tư thế này hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện hệ tiêu hóa, điều hòa hơi thở và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. 

Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa và tránh chấn thương không mong muốn, người tập cần nắm rõ kỹ thuật thực hiện cũng như các lưu ý quan trọng khi tập luyện. 

Hãy kiên trì rèn luyện mỗi ngày, lắng nghe cơ thể và tập đúng cách để tư thế cánh cung thực sự trở thành trợ thủ đắc lực giúp bạn nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan